Product Owner là gì?
Product Owner là người có hiểu biết về tầm nhìn của sản phẩm và những yêu cầu để thực hiện hoá tầm nhìn đó.
Product Owner là người đại diện duy nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm đang xây dựng.
Product Owner là người có quyền và chịu trách nhiệm khi quyết định huỷ Sprint (dừng Sprint bất thường).
Product Owner làm gì?
- Tìm hiểu và phân tích kỹ về sản phẩm dự định phát triển, lên danh sách các tính năng mong muốn bằng liệt kê chúng trong một Product Backlog. (Product Backlog là danh sách các hạng mục mà Development Team dựa vào để làm việc và chuyển thành tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này không phải là cố định mà được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp nhất.).
- Đánh giá giá trị và sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog. Hạng mục nào có giá trị hơn sẽ được đưa lên để đưa vào sản xuất sớm nhất.
- Tối ưu hoá lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) bằng cách sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Development Team và nói “không” với các hạng mục không cần thiết.
- Đảm bảo tính minh bạch của Product Backlog.
- Sẵn sàng giải thích cho Development Team hiểu rõ các hạng mục của Product Backlog.
- Theo dõi tiến độ phát triển sản phẩm, đảm bảo minh bạch và có thể giải trình với các bên liên quan khi có yêu cầu bằng cách sử dụng biểu đồ Burndown hay các công cụ khác.
Ví dụ công việc một ngày của Product Owner
- Tham gia nghe buổi Scrum hằng ngày.
- Tham gia giải quyết một khó khăn của Development Team liên quan tới sản phẩm.
- Giải đáp thắc mắc cho Development Team về một User Story đang phát triển.
- Trao đổi với một bên liên quan mà không tham dự được buổi Sơ kết Sprint.
- Trao đổi với 1 người sử dụng dịch vụ để biết thêm yêu cầu.
- Gặp gỡ một bên liên quan để thảo luận về một số điểm cần có trong bản phát hành mới.
- Sắp xếp lại Product Backlog.
- Làm việc với Scrum Master để cải tiến buổi Sơ kết Sprint tiếp theo.
- Cập nhật tiến độ dự án.
- Gặp Giám đốc để trao đổi về bản phát hành tiếp theo.
- Làm việc với Development Team và Scrum Master về những nợ kỹ thuật xem cách thức và thời điểm xử lý.
- Tách User Story lớn.
- Thu thập thông tin về sản phẩm với đội vận hành dịch vụ sản phẩm.